Lời kêu gọi tất cả mọi người cùng hành động nhằm giải quyết các vấn đề ảnh hưởng đến trẻ em Việt Nam

Trong bối cảnh thế giới phục hồi sau đại dịch COVID và bằng chứng về những tổn thất mà đại dịch gây ra cho sự phát triển và phúc lợi của trẻ em ngày càng trở nên rõ ràng, UNICEF Việt Nam đang đi tiên phong cùng với những cam kết và các nguồn tài trợ để đưa #tuổi_thơ_trở_lại cho mọi trẻ em (Rana Flowers, Trưởng Đại diện UNICEF tại Việt Nam)

Những thách thức làm thay đổi cuộc sống của trẻ em ở Việt Nam

Theo một cuộc điều tra hộ gia đình gần đây của chính phủ (Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ (MICS), thực trạng này bao gồm nghèo đói gia tăng, dinh dưỡng kém, mất cơ hội học tập, lao động trẻ em và mức độ béo phì ngày càng gia tăng, bạo lực đối với trẻ em và phụ nữ, số lượng trẻ mồ côi gia tăng và những thách thức về sức khỏe tâm thần.

Phân tích các vấn đề tác động đến trẻ em và thanh thiếu niên ở Việt Nam.

Cứ 20 trẻ em ở Việt Nam thì có 3 trẻ em không được tiếp cận với các dịch vụ thiết yếu như giáo dục, y tế, dinh dưỡng, nơi ở, nước sạch và vệ sinh, và hòa nhập xã hội.

 

Cứ 5 trẻ em ở Việt Nam thì có 1 trẻ (ước tính khoảng 5,5 triệu trẻ em) phải trải qua ít nhất hai tình trạng thiếu thốn về giáo dục, sức khỏe, dinh dưỡng, nơi ở, nước sạch và vệ sinh, hoặc hòa nhập xã hội.

 

Cứ 5 trẻ thì có 1 trẻ ở Việt Nam bị suy dinh dưỡng. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi cao nhất ở miền núi phía Bắc, cứ 3 trẻ thì có 1 trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi.

 

Tỷ lệ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ đã tăng gấp đôi trong vòng 7 năm qua. Khoảng một nửa (45,4%) trẻ em dưới 6 tháng tuổi bú mẹ hoàn toàn so với 24,3% trong năm 2014.

Nhiều trẻ em tại Việt Nam không có được sự khởi đầu tốt nhất khi chào đời. Cứ 10 trường hợp tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi thì có 7 trường hợp là trẻ sơ sinh (dưới 1 tuổi).

Hơn 2/3 trẻ em ở các vùng xa xôi hẻo lánh không được tiếp cận với các hình thức học trực tuyến.

Gần 1/3 số trẻ em ở độ tuổi trung học cơ sở từ những hộ gia đình nghèo nhất Việt Nam đang ở ngoài nhà trường.

 6,9% trẻ em trong độ tuổi từ 5-17 là lao động trẻ em.

Trẻ em tại Thành phố Hồ Chí Minh có xu hướng tham gia lao động kiếm tiền nhiều hơn so với trẻ em ở Hà Nội.

Cứ 10 trẻ em Việt Nam từ 1 đến 14 tuổi thì có hơn 7 em (72,4%) nói rằng các em đã từng bị các thành viên trong gia đình tát, mắng hoặc bị đánh vào tai hoặc vào mặt.

Làm thế nào để bạn tạo ra sự khác biệt?

Để đưa Tuổi_thơ_trở_lại cho mọi trẻ em, cần có sự chung tay và nỗ lực của chính phủ, gia đình, cộng đồng trong nước và quốc tế cùng với khu vực tư nhân tại Việt Nam – trong mọi lĩnh vực, từ cá nhân đến tập thể.

Bà Rana Flowers, Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam cho biết, “Hãy hành động để giải quyết tất cả các vấn đề ảnh hưởng đến trẻ em: sức khỏe, dinh dưỡng, giáo dục cũng như biến đổi khí hậu, bạo lực và xâm hại. Việc này đòi hỏi sự nỗ lực của cả tập thể và mỗi cá nhân”

Vận động

Quảng bá thông điệp của UNICEF thông qua các mạng lưới, đối tác, nhân viên, khách hàng và đồng nghiệp của bạn để nâng cao nhận thức về thực trạng trẻ em và thu hút những người ủng hộ UNICEF.

Hãy là nhân tố thay đổi

Những hành động hàng ngày của bạn có thể bảo vệ và thúc đẩy phúc lợi của trẻ em cũng như bảo vệ quyền của các em. Hãy dành thời gian, tham gia tình nguyện trong cộng đồng địa phương của bạn, cập nhật các vấn đề về môi trường, hành động và hỗ trợ UNICEF.

Đóng góp

Hãy trở thành người tiên phong hành động vì trẻ em bằng cách huy động bạn bè và tham gia quyên góp.

Xem chi tiết tại : https://www.unicef.org/vietnam/vi/tu%E1%BB%95i_th%C6%A1_tr%E1%BB%9F_l%E1%BA%A1i

Trích nguồn từ UNICEF Vietnam

Liên hệ Phòng khám

PHÒNG KHÁM TỪ THIỆN KIM LONG

 Khu Quy Hoạch Kim Long - Đường Nguyễn Hoàng - Phường Kim Long - Tp Huế - Việt Nam.

 (+84) 234 3522084

  This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.


DÒNG CON ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM

32 Kim Long - Tp Huế - Việt Nam.

 (+84) 234 352 8484

  This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

  conducmevonhiem.org

Vị trí Phòng khám